Đề nghị trình Unesco vinh danh tục chém lợn là di sản văn hóa thế giới

kienthuc-da-man-01 1. Những ý kiến của GS Trần Lâm Biền về tục đâm trâu chém lợn vô cùng độc đáo. Chúng tôi đề nghị nhà nước giao GS Biền trọng trách viết đề án này trình lên Unesco công nhận đây là di sản văn hóa thế giới!

Theo GS Biền: “… tiết của súc vật với màu đỏ đặc thù luôn là biểu hiện cho sinh khí. Cư dân Việt Nam chém lợn để lấy tiết cúng thành hoàng có ngầm ý xin đất đai cũng được trù phú, màu mỡ như bát tiết ấy vậy. Con lợn bị chém, tiết bắn ra thấm đầy xuống vùng đất bản địa cũng với hàm ý ấy”[1].

GS nhắc nhở chúng ta đã: “quên mất bản chất tâm linh, quên mất vẻ đẹp về tư duy của những nghi thức này”. Rằng chúng ta nếu đứng ngoài và coi đó chỉ là lễ hội để giết súc vật làm vui thì “méo mó và bất công vô cùng”.

Những lý luận của GS khảng khái: “Rõ ràng, tục đâm trâu, chém lợn tồn tại đến giờ bởi nó có ý nghĩa quan trọng về tinh thần và tín ngưỡng đối với cộng đồng bản địa. Và, khi chủ nhân của những nghi thức ấy thấy nó vẫn còn có sự hợp lý, thì chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để cùng suy nghĩ, chứ đừng vội tự cho mình cái quyền phán xét gọn lỏn bằng hai chữ “dã man” một cách võ đoán”.

2. Trong khi chờ đợi sự công nhận của thế giới, chúng tôi tha thiết đề nghị:

+Bộ GD đưa tục trên vào trường giảng dạy cho các cháu. Nhớ đưa vào chương trình thi cử để các cháu đừng quên một phong tục đẹp. Đoạn sau đây cần đưa ngay vào sách giáo khoa, một áng văn đẹp, mượt mà như thơ: “Theo phong tục cổ xưa, ý nghĩa sâu kín của lễ chém lợn tế thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: máu được đồng nhất với tia sét, với tia nắng… có khả năng làm thụ thai, làm cho sự sống sinh sôi. Tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề cho tất cả mọi người trong làng. Chính vì thế, kết thúc lễ chém lợn, dân làng thường cầm”[2]

+Các địa phương nhân rộng mô hình trên, đưa thành tiêu chuẩn bình xét làng văn hóa. Trong lễ chém lợn, ngoài việc rước ảnh cụ Hồ, nên “bổ sung” thêm ảnh các thầy của cụ nữa: cụ Các Mác, cụ Lê Nin.

+Cần khuyến khích sự sáng tạo trong tục lệ. Tùy theo từng địa phương để xây dựng tục chém bò, chém dê, chém lừa hay chém ngựa.

+Nâng hình tượng “cụ ỉ” thành hình ảnh biểu trưng cho thịnh vượng, may mắn, sung túc cho mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Nhớ đăng kí bản quyền ngay kẻo thế giới bắt chước!

+Gấp rút đưa ngay việc tham quan du lịch tục chém lợn này thành một đặc sản của ngành du lịch để thu hút khách nước ngoài. Nhớ xây dựng những bệnh viện dã chiến cạnh đó để cấp cứu những vị yếu tim hay sợ máu me. (Bọn Tây chúa sợ máu!). Đảm bảo hốt tiền tỉ mỗi năm!

3. Mời các bác xem qua vài bức hình gia chủ “chôm” trên mạng.

46207_20140206000403

94204_20140206000414

kienthuc-da-man-01

images (1)

32 thoughts on “Đề nghị trình Unesco vinh danh tục chém lợn là di sản văn hóa thế giới

    • Theo GS Trần Lâm Biền việc đâm trâu, chém lợn là truyền thống linh thiêng có từ xưa. dân vân thích nên phải duy trì, Vậy thưa GS người xưa còn hiên trinh nữ cho thần linh cũng duy trì chứ? Rồi cái món cô đầu,, nhà thổ. thuốc phiện, tổ tôm, xóc đĩa…. cũng có lâu đời mà dân ta vẫn khoái lắm đấy GS ạ.
      Tôi không thể hiểu làm sao cả cái làng ấy lại say máu đến thế, Tôi thấy ghê tởm không tượng được. Nhìn tay đồ tể ấy thấy kinh tởm lắm! Khổ thân các cháu bé, rồi nó lớn lên, ra thế giới khoe cái truyền thống ấy ra để người ta nhìn nó như quái vật à?
      MVT

  1. Eo Ơi ! Khủng khiếp quá ! Chả lẽ đây là nét đẹp văn hóa của một dân tộc giàu lòng nhân ái như dân tộc VN ta ?
    Sao nhà em chưa bao giờ nghe nói đến cái “di sản” văn hóa này nhỉ ? Những hình ảnh trên là có thật hay bác Hoa Lư phù phép từ photoshop ra thế ?

  2. Ôi, tự hào quá các cháu mặc màu cờ máu, đem hình Bác Hồ vĩ đại có công an đứng kèm!

    Làm em nhớ tới những ngày Cải cách ruộng đất . Để mang tính Đảng nhiều hơn, sao mình không đề cử lên Liên Hiệp Quốc sự kiện chém đầu địa chủ là di sản văn hóa dân tộc nhỉ ?

  3. Tôi ủng hộ quan điểm của Giáo sư Trần Lâm Biền! Miễn bình hành động dùng VN đồng để thấm tiết .Sẵn chờ các nhận xét

  4. Tục lệ này phù hợp với tính cách của người Việt Nam quốc nội lúc này?

    Dân An Nam bây giờ có thể giết nhau chỉ vì một cái nhìn “đểu”. — Dân tộc gì mà càng ngày càng man rợ!

    • Giống bà má gì đó của tố hũ:

      Má hét lớn tụi bây đồ chó…

      Trí thức xã hội chủ nghĩa hình như vẫy chưa thoát khỏi “tư duy” Má hét lớn tụi bây đồ chó…?

    • Bác DV ơi, cái clip này còn mạnh hơn những quả tên lửa mà bọn thù địch dội xuống thanh danh của đất nước mình. Bà con khi xem nhớ trùm chăn lại nhé, xấu hổ quá!

  5. Reblogged this on daiviet_nguyen and commented:
    Tục lệ này phù hợp với tính cách của người Việt Nam quốc nội lúc này?

    Dân An Nam bây giờ có thể giết nhau chỉ vì một cái nhìn “đểu”? — Dân tộc gì mà càng ngày càng man rợ!

  6. Bác Hoa Lư ơi ! Nhà em vừa đọc bài báo nóng hôi hổi này. Nnà em đưa lên đây để bác duyệt xem có nên đề nghị Unesco vinh danh là di sản văn hóa ko ?

    ĐIỀU TRA VỤ CƯỚP NHÃN Ở QUẢNG BÌNH
    (Thanh Niên Online – 17 giờ trước)

    Ngày 8.2, thượng tá Phạm Quang Du, Trưởng công an H.Minh Hóa (Quảng Bình), đã yêu cầu cấp dưới xác minh, báo cáo lại sự việc vụ cướp nhãn tươi xảy ra tại xã Dân Hóa sau khi có thông tin và hình ảnh phản ánh vụ việc do một cơ quan truyền thông đăng tải.

    Trả lời Thanh Niên chiều 8.2, anh Lê Văn Công (33 tuổi, quê Hà Tĩnh) cho biết khoảng hơn 11 giờ ngày 21.1, anh điều khiển xe container BKS 89C – 016.53 chở gần 20 tấn nhãn tươi đóng thùng nhập của Thái Lan từ Thà Khẹt (Lào). Khi qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) để đi Lạng Sơn thì một lốp trước bị nổ khiến xe lật ngang, thân xe nằm lại trên đường, container rơi xuống vực sâu khoảng 20 m và vỡ tung khiến các thùng hàng văng ra ngoài. Chừng 10 phút sau, hiện trường xuất hiện khoảng hơn 200 người dân trong khu vực ùa đến cướp nhãn. Anh Công vội điện thoại cho công ty chủ quản để báo công an sở tại và cùng người phụ xe đi cùng chạy xuống khu vực container bị vỡ để bảo vệ hàng nhưng đành bất lực nhìn đám đông mang các thùng nhãn từ dưới vực lên mặt đường rồi chất lên xe máy chở đi. Có nhiều người mang cả thuyền đến để vận chuyển.

    Theo lời anh Công, sau khi xảy ra tai nạn chừng 30 phút, Công an H.Minh Hóa, Quảng Bình đã cử gần 10 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường. Tuy nhiên, những công an này cũng không ngăn được đám đông đang cướp hàng. Vài giờ sau, gần 20 tấn nhãn đã bị dọn sạch sẽ. Cũng trong chiều qua, ông Bùi Văn Duyên, Giám đốc Công ty cổ phần Bích Thị (Hưng Yên), xác nhận với Thanh Niên vụ việc trên và cho biết tổng giá trị lô hàng bị mất là 1,3 tỉ đồng.

    Giải thích lý do tại sao nhiều ngày sau khi xảy ra vụ việc thì công ty mới phản ánh tới cơ quan thông tin đại chúng, ông Duyên cho rằng do doanh nghiệp còn có nhiều chuyến hàng khác nên sợ người dân khi bị phê phán sẽ có hành vi ngăn cản.

    Phạm Hải Sâm – T.Q.Nam

  7. Pingback: Anhbasam Điểm Tin Chủ Nhật, 09-02-2014 | doithoaionline

  8. Rất “chịu” sáng kiến nhạy bén nầy của Bác Hoa Lư. Mong Bác kịp thời như vậy kẻo bỏ mất công trình chất xám của các giáo sư chuyên nghiên kíu văng hoá dâng tọc định hướng XHCN .

  9. Tuyệt vời thay GS Trần Lâm Biền.
    GS là một trí thức XÃ HỘI CHỦ NGHĨA điển hình với những phẩm chất độc đáo: không chỉ thấm nhuần tính đảng, tính giai cấp mà còn thấm nhuần tính dân tộc nữa.
    GS đã quán triệt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
    GS rất xứng đáng được đảng khen.

  10. Pingback: Chủ Nhật, 09-02-2014 – Đơn kiến nghị về vai trò của luật sư trong các phiên tòa quân sự | Dahanhkhach's Blog

  11. Chúng ta không nói để chế nhạo người Việt quốc nội — xin quý vị hiểu cho điều đó!

    — Suy nghĩ của họ, nhân cách của họ là (…)

    Trân trọng.

  12. Thực ra thì cái trò này là anh Sỹ Nhiếp mang từ Tàu sang để giải trí khi nhớ nhà. Một số anh mang trong mình dòng máu đầy điển tích của anh Sỹ Nhiếp thấy hay nên bắt chước.

  13. Mấy bác bần cố nông ở làng Ném Thượng này ra tay chém cụ LỢN một cách hùng dũng, nhể.
    Rất mong rằng, mai sau, nếu có cơ hội các bác cũng chém cụ LỚN một cách hào hùng như thế, cho oách xà lách .
    Nếu được thì hoan hô các bác.
    Tặng thêm cho bác một cái cờ nữa.

  14. Tôi, Gs duy vật biện chứng, có ý kiến:
    Tôi ủng hộ quan điểm của Giáo sư Trần Lâm Biền. Ta không nên chỉ căn cứ vào bề ngoài mà phê phán việc chém lợn. Thực ra việc chém lợn không đơn thuần chỉ là chém lợn. Nó là một vấn đề văn hóa chính trị rất là sâu sắc mà phải có nhãn quan cách mạng mac-xit-lê-nin-nit cỡ lãnh tụ anh minh mới có thể bao quát hết được. Bởi vì:

    “Nói chém lợn không phải chỉ là chém lợn. Nói chém lợn không phải quan hệ ta với con lợn. Nói chém lợn không phải toàn bộ vấn đề chém lợn. Nó chỉ có một cái chỗ bụng với lại… háng với lại chỗ lỗ rún ấy … và cái ranh giới giữa trong háng với ngoài háng theo công ước luật chém í í í… thì có tranh chấp nhau, nhưng mà đâu chỉ có 1 cú, rất nhiều cú… Cho nên bất cứ làm việc gì thì cũng phải hết sức tỉnh táo, bình tĩnh, khôn ngoan, bản lĩnh, không phải cứ nóng nóng lên mà chém được đâu. Tổ Trư vẫn nói về xử lý thật tốt cái mối quan hệ, tưởng như mâu thuẫn nhưng mà thống nhất với nhau rất biện chứng…đó là biện chứng giữa cái vấn đề háng với cái vấn đề rún í, nhưng nói háng đâu chỉ là háng, vì nói đến cái trong háng tức là nói đến cái ngoài háng, nói đến cái ngoài háng tức là nói đến cái ngoài ngoài háng háng, chúng biện chứng với nhau lắm í, các bậc lão thành gọi là biện chứng háng là như vậy”.

    Vấn đề phức tạp vậy đấy. Cần phải có duy vật biện chứng mới hiểu được, chứ con vật bệnh chứng thì không giác ngộ cách mạng được đâu. Các vị ngu dốt không hiểu cứ nóng lên là phê phán bừa bãi.
    Như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!

  15. Tục hiến tế có hàng ngàn năm, có ở 5 châu 4 biển, đặc biệt từ thời chưa có bất cứ 1 giao thương liên lạc nào mà vẫn có ở mọi tộc người thuộc trái đất; Tôi hỏi thật, các comments chê ý kiến GS. Trần Lâm Biền đã tự vấn lại mình bao giờ chưa đấy. Đã đọc bài viết gốc chưa hay chỉ chém theo trích dẫn !?!?!?!
    Tôi làm về dân tộc học, chưa từng học hay cộng tác với GS. Biền nhưng tôi thấy ông nói đúng đấy chứ các “huynh đệ”, Và tôi xin note Hoa Lư rằng ông GS này hoàn toàn ko phải đảng viên,

    • Thưa bác Hà Giang,
      bác là người trong nghề nên gia chủ xin có vài lời thưa lại:
      +Nếu tập tục này có ở 5 châu 4 bể, thì còn chi cái sự “độc đáo”
      +Cái cách con cháu, từ một tập tục cổ xưa đã “hiện đại hóa” bằng đám rước của hội cựu chiến bình, bằng cờ đỏ, bằng cụ Hồ trong bối cảnh xã hội mà cái sự “cho xin tí tiết” tràn lan, xem chừng là quá đà rồi đó.
      +GS Biền có thể rất hay chỗ nào đó nhưng trong câu chuyện này nên xem lại vậy.
      thân

  16. bai tho cua THAI BA TAN
    ĐÂM TRÂU, CHÉM LỢN
    Đâm trâu và chém lợn –
    Một lễ hội dân gian?
    Đó là sự man rợ
    Của tộc người dã man!
    Tộc người dã man ấy
    Là chúng ta, tiếc thay,
    Nhiều giáo sư, tiến sĩ
    Bênh cái dã man này.
    Còn tôi thì xấu hổ,
    Đau không nói nên lời.
    Đừng quên điều Phật dạy
    Về nhân quả ở đời.
    Đâm trâu và chém lợn,
    Ăn cả thịt chó mèo.
    Giờ thì ta tự hiểu
    Vì sao ta đói nghèo.
    Vì sao ta độc ác,
    Thù hằn, đâm chém nhau.
    Đó chính là nhân quả
    Của chém lợn, đâm trâu.
    Đó không phải lễ hội,
    Lại càng không dân gian.
    Mà là sự man rợ
    Của tộc người dã man.

Bình luận về bài viết này